Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Cho thuê cầu trượt xích đu con voi có cột bóng rổ

https://dochoitonghop.blogspot.com cung cấp cầu trượt xích đu hình con voi ném vòng có xích đu với giá cả hợp lý. Cùng tìm hiểu sản phẩm cầu trượt xích đu đa năng thú vị này

Mã sản phẩm: PL0617

 1. Mô tả sản phẩm cầu trượt xích đu con voi


  • Được cấu tạo bằng nhựa PE cao cấp, an toàn cho trẻ, không mùi, không gây độc hại trong quá trình sử dụng.
  • Tích hợp nhiều tính năng trèo, trượt, ném bóng trong cùng một sản phẩm, phù hợp với trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên.
  • Ván trượt bằng nhựa an toàn, hình lượn sóng có tác dụng giảm tốc, mặt ván có độ sần, tăng masat phù hợp và an toàn cho trẻ nhỏ. 

Xem thêm: Bàn ghế trẻ em cao cấp PL0102

Đặc điểm nổi bật:

Cầu trượt xích đu con voi
Cầu trượt xích đu con voi
  • Được làm từ chất liệu nhựa đúc miếng cao cấp, an toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ, khung xà sắt chắc chắn
  • Tăng cường vận động các nhóm cơ cho bé, tăng cường khả năng nhanh nhẹn của trẻ, thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ.
  • Cầu trượt trẻ em có kèm 2 trò chơi bóng rổ và ném vòng
  • Kích thước: Dài, Rộng, Cao = 165 x 121 x 120 cm 
  • Thích hợp với trẻ từ 2 đến 6 tuổi Có 2 trò chơi vui nhộn giúp tăng cường vận động, thử thách sự khéo léo chính xác của trẻ nhỏ
Tham khảo:  bàn ghế mầm non tphcm giá rẻ

Trò chơi ném bóng sẽ là phần chơi thú vị với bé Có 2 vị trí với độ dốc khác nhau thích hợp với trẻ ở mọi lứa tuổi Sản phẩm có thể dùng cùng nhà bóng trẻ em Mẹ chọn món đồ chơi nào cho bé của dịch vụ cho thuê đồ chơi trẻ em của dochoitonghop
Cầu trượt xích đu đa năng con voi
Cầu trượt xích đu đa năng con voi

 Cầu trượt hình con voi ném vòng có xích đu Lưu ý: Không nằm ngửa, nằm sấp khi trượt, trẻ có thể bị ngã. Hướng dẫn sử dụng cầu trượt cho bé hình con voi ném vòng: Với trẻ trên dưới 1 tuổi nên có người lớn giám sát khi bé bước lên bậc thang. Sản phẩm có thể đặt tại: Gia đình, nhà trẻ, sân chơi tập thể, công viên, khu dân cư,…. có thể gấp gọn cất đi khi không còn nhu cầu sử dụng nữa. 

Thông tin nhà cung cấp thiết bị mầm non Phú Long


Thiết bị mầm non Phú Long là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị vui chơi trẻ em nhập khẩu, đồ chơi mầm non, mẫu giáo trên toàn quốc. Các sản phẩm của chúng tôi được thiết kế đảm bảo an toàn, phù hợp với sự phát triển của trẻ, ngoài ra còn được bảo hành, bảo trì lâu dài. Nhận được sự ủng hộ, phản ứng tích cực từ các trường mầm non, khu vui chơi tại Tp.HCM, Biên Hòa, Bình Dương và nhiều tỉnh thành khác. Gọi ngay 0933111009 để được tư vấn

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Bàn ghế mầm non Phú Long

Bàn ghế mầm non PL - Với chất liệu nhựa Poly Propylen  cao cấp, được thiết kế an toàn theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và vệ sinh học đường của Bộ Giáo dục, các sản phẩm ghế nhựa đúc mầm non dành cho trường mẫu giáo không chỉ được tin dùng trong các trường mầm non mà các bậc phụ huynh sử dụng rộng rãi cho bé tại gia đình

Sản phẩm cùng nhà cung cấp:

bàn ghế mầm non

Tìm hiểu bàn ghế mầm non nhựa PP

Ghế trẻ em cao cấp dành cho trường mẫu giáo được thiết kế với các hình khối đơn giản, ngộ nghĩnh với màu sắc tươi vui, hạn chế tối đa các chi tiết sắc nhọn, chất liệu nhựa cao cấp không gây biến dạng và không chứa hoá chất độc hại, trọng lượng nhẹ và các màu sắc đa dạng hấp dẫn. Những mẫu ghế trẻ em cao cấp này được thiết kế với mục địch tăng khả năng sáng tạo, phát triển tính cách cũng như sở thích cho các bé
ghế nhựa mầm non 95k
Ghế nhựa đúc mầm non giá chỉ 95k

Hãy cùng xem qua các sản phẩm ghế hòa phát dành cho trẻ em tuyệt đẹp của thiết bị mầm non Phú Long

Tính năng nổi bật bàn ghế mầm non Phú Long

  • Mặt bàn không bám bẩn, dễ lau chùi
  • Chân bàn bằng sắt son tĩnh điện siêu bền
  • cạnh bàn bo tròn an toàn cho trẻ mầm non
bộ bàn ghế nhựa trẻ em cao cấp
Bộ bàn trẻ em 4 ghế đẹp từng chi tiết

Bàn ghế mầm non TPHCM chất liệu nhựa thường là những sản phẩm được rất nhiều gia đình lựa chọn để làm nơi học tập cho con em mình bởi những sản phẩm này thường có tính tiện dụng rất lớn, độ bền cao, dễ dàng di chuyển cũng như màu sắc sinh động, tạo cảm giác thích thú cho trẻ, thế nhưng có một điều chúng ta không lường trước được rằng, nếu chọn mua phải những chiếc bàn ghế mầm non có chất liệu nhựa kém thì tác hại của chúng đối với sức khỏe con người là không hề nhỏ, cho nên, các bạn sẽ cần phải nắm rõ được những lưu ý khi sử dụng bàn ghế mầm non nhựa cho sức khỏe của trẻ để lựa chọn những sản phẩm an toàn nhất cho con em của mình.

bàn ghế nhựa cho bé
Nội thất mầm non đẹp với bàn ghế cao cấp trẻ em

-Những bộ bàn ghế mầm non nhựa của gia đình bạn phải thật bóng, nhựa có độ trong cao và phải thật cứng và chắc chắn, tuyệt đối không được sử dụng các loại nhựa hữu cơ bởi chúng có tác hại rất lớn đến sức khỏe con người, cách phân biệt nhựa hữu cơ đơn giản nhất đó là các bạn hãy rọi sản phẩm dưới ánh nắng nếu như các bạn có thể nhìn xuyên qua thì đó là nhựa hữu cơ.

-Những bộ bàn ghế mầm non nếu chúng phát ra mùi nhựa khó chịu thì các bạn không nên lựa chọn bởi chúng có chứa các độc tố tiềm ẩn như polyme mạch thơm.

bàn ghế nhựa mầm non


-Những bộ bàn ghế mầm non được sử dụng lâu ngày trong gia đình bạn thường có sự xuất hiện của những vết trầy xước, đây chính là địa điểm tích tụ các loại vi khuẩn có hại và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc sinh ra các loại độc tố.

-Hạn chế việc chọn mua cũng như sử dụng các loại 
bàn ghế mầm non nhựa có màu sắc quá rực rỡ bởi chúng thường chứa rất phẩm màu và hóa chất độc hại cho cơ thể chúng ta.

-Nhựa được sử dụng lâu ngày thường rất dòn và dễ gãy cho nên việc chú ý để tránh những thương tổn cho chúng gây ra là không hề vô ích bởi với bề mặt sắc nhọn của mình thì việc chúng gây ra những thương tổn cho trẻ là một chuyện hoàn toàn có khả năng xảy ra.
bàn ghế mầm non

Cho nên, cần xem kỹ những lưu ý khi sử dụng bàn ghế mầm non nhựa cho sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất thì các bạn chỉ nên lựa chọn những nhà cung cấp các sản phẩm bàn ghế mầm non nhựa có uy tín của những thương hiệu lớn như Sao Việt, các chất liệu nhựa của công ty chúng tôi được làm từ chất liệu nhựa composite, đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất cho người sử dụng và cực kỳ thân thiện với môi trường.
bàn ghế mầm non

Sản phẩm bàn ghế trẻ em tại Phú Long được bảo hành như thế nào!

Các sản phẩm của dochoitonghop đều được bảo hành đổi trả trong 1 năm. Ngoài ra còn rất nhiều chương trình khuyến mãi lớn trên website. các bạn theo giõi để mua được sản phẩm với giá tốt nhất. dưới đây là một số hình ảnh của sản phẩm
Để được cung cấp các sản phẩm bàn ghế trẻ em, thiết bị mầm non, bàn ghế mầm non cao cấp chính hãng hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0986206009 (Mr.Long)
Thông tin liên hệ
Dochoitonghop.com
Showroom: 30/3D, đường Tam Bình, P.Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, HCM
Hotline: 0986.206.009  0909.610.439
Website: dochoitonghop.com           Email: dochoitonghop@gmail.com

  

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Bàn ghế mẫu giáo có chân gấp

Thiết bị mầm nom 3m xin giới thiệu tới quý bạn 1 số hình ảnh về loại bàn mầm non giá rẻ có chân gấp.Giống như các thiết bị phòng học mầm non khác, có thiết kế đơn giản, đa dụng thì đây là mẫu sản phẩm đang đươc khá nhiều trường mầm non mẫu giáo lựa chọn cho trường của mình. 1 số chi tiết về sản phẩm như:

Xem thêm: Thiết bị vui chơi Phú Long là nhà cung cấp thiết bị mầm non, bàn ghế mầm non giá rẻ, bàn ghế trẻ em cao cấp số 1 HCM


  • Mặt bàn bằng nhựa đúc với khung sắt bên trong khá chắc chắn.
  • Chân bàn bằng sắt sơn cao cấp có thể gấp.
Dưới đây là một số hình ảnh về sản phẩm.Bàn mầm non giá rẻBàn ghế mẫu giáo giá rẻ có chân gấp
Bàn mầm non giá rẻ có chân gấp
Bàn mầm non giá rẻ có chân gấp
Thiết bị mầm non 3m xin chân thành cám ơn quý khách đã ghé thăm website. Hy vọng nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm và ủng hộ của quý khách hàng. Chúng tôi có chiết khấu cao cho khách hàng nhận làm đại lý phân phối, các trường học cần mua bàn ghế mầm non giá rẻ với số lượng lớn, quý khách quan tâm xin vui lòng liên hệ qua SĐT: 0986.206.009 (Mr.Long) để được tư vấn và báo giá chi tiết về các sản phẩm do thiết bị mầm non 3m cung cấp và các thiết bị giáo dục mầm non liên quan

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Bé 1 tháng tuổi tử vong vì thói quen choàng khăn cho con khi đi xe máy của cha mẹ

Tai nạn kinh hoàng và đau lòng này xảy ra ở tỉnh Saraburi, Thái Lan vào tháng 12/2015. 

Em bé mới chỉ một tháng tuổi được cha mẹ quấn gọn trong một chiếc khăn. Tuy nhiên, không may trong quá trình di chuyển trên đường, chiếc khăn bị quấn vào bánh sau của chiếc xe máy khiến em bé bị thương nặng.

Tại hiện trường vụ tai nạn, chiếc khăn quấn em bé được miêu tả là đã “quấn hàng ngàn vòng trong bánh xe” khiến đứa bé gần như bị dán chặt vào bánh xe máy. Đầu bé bị kẹp vào bánh sau, máu chảy đầm đìa và chân trái bị gãy. Phải mất 10 phút người dân đi đường mới có thể giúp em bé đáng thương thoát ra khỏi chiếc bánh xe.

bé trai 1
Bé trai 1 tháng tuổi bị kẹt vào bánh sau của xe máy bởi thói quen của cha mẹ.

bé 2
Bé bị chấn thương đầu và gãy chân trái.

xe máy 1
Hình ảnh khiến nhiều người xót xa và ám ảnh.

xe máy
Chiếc khăn trùm cho em bị quấn chặt vào xe máy.

Xe cứu hộ và các y bác sĩ đã được điều đến hiện trường xảy ra vụ việc ngay lập tức. Em bé được hỗ trợ nội khí quản bị tổn thương bởi tai nạn, được thực hiện ép ngực trước khi đưa đến bệnh viện...

Nhưng thật không may, bé trai đã hôn mê sâu bởi bé bị tổn thương trên khắp cơ thể. Bé mới chỉ một tháng tuổi đã bị thương rất nặng và qua đời một thời gian ngắn sau đó.
Đội ngũ y tác và bác sĩ đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình vì không thể cứu sống được bét trai chỉ mới chào đời cách đây một tháng.

cứu chữa
Mặc dù được tận tình cứu chữa nhưng bé trai đã qua đời ngay sau đó.

Vụ tai nạn xảy ra đã được rất nhiều người quan tâm chia sẻ để cảnh báo một mối nguy hiểm có thật đang diễn ra trong cuộc sống của các gia đình có con nhỏ.
Đặc biệt, đối với những ông bố bà mẹ có thói quen choàng khăn cho con ở bên ngoài mỗi khi ra ngoài đường để tránh gió và bụi bẩn. Phụ huynh hoàn toàn không biết rằng chỉ cần chiếc khăn vướng vào bánh xe là không có cách nào có thể ngăn chặn được tai nạn xảy ra. Việc sử dụng khăn trùm cho trẻ không phải là sự lựa chọn tốt.  

Bé trai 5 tuổi tử vong khi ngủ trưa ở nhà trẻ vì thói quen sai lầm của người lớn

Một bé trai 5 tuổi ở Trung Quốc đã tử vong khi đang ngủ trưa ở nhà trẻ. Nguyên nhân bắt nguồn từ sai lầm thường gặp của các bậc phụ huynh.

Gần đây tin tức một cậu bé 5 tuổi tử vong sau giấc ngủ trưa đã khiến rất nhiều người lo lắng bởi vì nguyên nhân cái chết là do ăn quá nhiều.
Theo trang tin Daliulian, cậu bé 5 tuổi tên Tiểu Vạn được mẹ cho ăn sáng một bát cháo thịt gà và một ly sữa trước khi đến lớp mẫu giáo. Vào giờ ăn trưa ở lớp học, cô giáo Lâm nói với bé rằng không nên lãng phí thực phẩm, nhất định phải ăn hết thức ăn. Tiểu Vạn là một cậu bé biết nghe lời, cô giáo nói sao thì bé làm như vậy nên đã ăn hết cơm.
Vào 12h10 trưa, là thời gian cả lớp ngủ trưa. Tuy nhiên, cậu bé Vạn nói với giáo viên của mình rằng em không thể ngủ được vì cảm thấy đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, cô giáo em khuyên rằng trẻ em phải đi ngủ trưa nếu không sẽ không lớn được. Cậu bé đành nằm yên và ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Vào lúc 14h30 phút, khi hầu hết các em trong lớp đã thức dậy sau giờ ngủ trưa, cậu bé Vạn vẫn nằm ngủ tại chỗ. Vì nghĩ em ngủ muộn hơn so với các bạn khác nên giáo viên không đánh thức. 20 phút sau vẫn chưa thấy cậu bé Vạn tỉnh dậy, giáo viên liền gọi cậu bé dậy nhưng không thấy em trả lời.
thưởng nóng
Vì sai lầm của giáo viên mà dẫn đến cái chết thương tâm của cậu bé. (Ảnh minh họa)
Khi bước đến gần, giáo viên hoảng hốt khi thấy cậu bé đã ngừng thở, môi, miệng và mũi đều chuyển sang màu đen. Sau đó, hai giáo viên đã đưa Tiểu Vạn đến bệnh viện.

Tại đây các bác sĩ đành bất lực vì phát hiện sự việc quá muộn. Theo các bác sĩ, trẻ em ăn trưa quá no, sau đó đi ngủ luôn sẽ gây ra tình trạng thức ăn nghẹn lại ở khí quản, khiến trẻ tử vong. Bác sĩ trực tiếp chứng kiến nói rằng cô giáo Lâm đã ngất ngay khi nghe tin học sinh tử vong.
Bé Tiểu Vạn là con trai độc nhất của gia đình, dù cho cô giáo có bị phạt nặng hay gia đình có đòi bồi thường nhiều tiền cũng không thể mang em quay trở lại với gia đình. Giáo viên đã mắc phải sai lầm khi cho trẻ ăn no và phải ngủ trưa ngay, gây ra vụ việc đau lòng.
Từ vụ việc trên, phụ huynh và giáo viên cần tăng cường trao đổi với nhau để hiểu về những đứa trẻ của mình hơn. Nếu bạn không gửi trẻ, trẻ trót ăn quá nhiều, các bậc cha mẹ không nên ép các em ngủ ngay mà cần trò chuyện cùng với các em để cơ thể kịp tiêu hóa thức ăn, giúp trẻ nhỏ không cảm thấy khó chịu và chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Chia sẻ kinh nghiệm để bé ngoan khi đi nhà trẻ

Bạn sẽ làm gì để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn của ngày đầu đến lớp? Sau đây mẹ cu Kit sẽ chia sẻ cùng các mẹ một vài kinh nghiệm xương máu khi cho con đi nhà trẻ. Hy vọng sẽ giúp các mẹ có một chút kinh nghiệm để đối phó với những khó khăn trong những ngày đầu con đi nhà trẻ.

Con đi học 2 tháng vẫn khóc

Hầu hết các bé thời gian đầu đều không thích đi học. Theo quan sát của mình thì các bé sẽ khóc khoảng 2 tuần đầu tiên khi tới lớp. Từ tuần thứ 3 trở đi, các bé sẽ quen dần với môi trường mới và sẽ chịu hợp tác hơn.

Tuy nhiên, có một số bé vẫn khóc dù đã đi học được 3 tuần, thậm chí 1 tháng. Đặc biệt hơn, có những bé dù đã đi được 2, 3 thậm chí 5 tháng nhưng vẫn khóc khi được bố mẹ cho đến lớp và khóc rất nhiều khi vào lớp. Tuy nhiên, chỉ một lúc sau con lại ngoan, chịu chơi với các bạn và khi được đón về thì lại rất vui vẻ, hào hứng thậm chí còn không chịu về nữa.

Con trai mình thuộc vào loại này. Dù đã đi lớp được 2 tháng nhưng sáng nào khi đưa con đi học đối với mình cũng là một cực hình vì cu cậu khóc lóc, mè nheo, ỉ ôi đủ thứ khiến mẹ stress nặng nề. Tuy nhiên,  bằng việc áp dụng một số phương pháp sau đây, tình trạng này đã thuyên giảm đáng kể.

Chia sẻ kinh nghiệm để bé ngoan khi đi nhà trẻ 1
Nên cho bé đến trường để làm quen với thầy cô và các bạn trước khi cho bé đi học. (Ảnh minh họa)

Mượn đồ chơi ở lớp để mang về nhà
“Con không đi học đâu, ở nhà cơ” là câu cửa miệng của cậu con trai 2 tuổi của mình mỗi khi thức dậy vào buổi sáng. Dù trước đó mình đã thử nhiều cách từ mềm mỏng, cứng rắn, rồi nửa mềm mỏng, nửa cứng rắn, nhưng vẫn không mang lại hiệu quả gì. Con vẫn khóc thậm chí còn gào rất to khi chuyển từ tay mẹ sang tay cô.

Mẹ vẫn phải gạt nước mắt bước đi không do dự. Nhưng đến chiều, khi được mẹ đón về bé lại rất vui vẻ, có khi còn bảo mẹ về đi, con ở đây thôi!

Thế rồi mình dùng cách này: Lợi dụng tâm lý thoải mái, dễ chịu của con khi mẹ đón vào buổi chiều để cả hai mẹ còn cùng trò chuyện. Cùng với con nán lại lớp học một chút, cho con chơi tự do cùng với cô, các bạn ở trường và những trò chơi: Nhà bóng, ú oà, xếp hình… ở lớp học. Trong quá trình con chơi, mẹ tranh thủ để trò chuyện với cô giáo trực tiếp trông nom và dạy con học để tìm hiểu về những hoạt động trong ngày của con.

Chia sẻ kinh nghiệm để bé ngoan khi đi nhà trẻ 2
Những ngày đầu đi học cu Kit khóc như mưa.

Nếu con không muốn về mà vẫn còn mải mê với những đồ chơi còn dang dở ở lớp thì hãy nói với con rằng: Mẹ sẽ nói với cô giáo cho con mượn một thứ đồ chơi để mang về nhà và sáng ngày mai khi đi học, con phải mang thứ đồ chơi đó ra trả cho cô nhé! Hãy nói điều này khi có bé, bạn và cô cùng ở đó. Tất nhiên, là con của bạn sẽ rất vui mừng vì bé đang chơi những đồ chơi đó rất say sưa mà.

Sáng ngày hôm sau, trước khi đến lớp, nếu con vẫn còn khóc, bạn hãy đưa thoả thuận từ hôm trước này để nói với bé: Hôm qua con đã hứa với cô và mẹ là sáng nay phải mang bóng ra trả cho cô rồi mà. Con đã mượn để mang về chơi còn gì? Con có nhớ không? Vì vậy, bây giờ con nên đến lớp để trả đồ chơi cho cô chứ? Bé sẽ nhớ lại giao ước từ chiều qua giữa mẹ, cô và bé để ngoan ngoan tới lớp trả đồ cho cô.

Mang đồ chơi con yêu thích ở nhà tới lớp
Những ngày đầu tiên đi học, con sẽ có cảm giác như là bị mẹ bỏ rơi ở trường vậy. Dù rằng, cô có quan tâm, bạn bè có hoà đồng nhưng những điều đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì vì với con, đó là những người hoàn toàn xa lạ. Mẹ hãy mang một chú thú nhồi bông xinh xắn, một chiếc gối ôm có hình con vật, một bình nước uống mà ở nhà mỗi khi con khát là lại chạy tới lấy, hay thậm chí là một chiếc khăn con yêu thích hay mang theo bên người…

Bất cứ thứ đồ vật hoặc đồ chơi nào con yêu thích dùng ở nhà đều có thể khiến con cảm thấy có chút gì đó an tâm, thân thuộc hơn trong những ngày này.

Con không đến lớp, bạn sẽ buồn đó!

Nếu con đã đi lớp được một thời gian, hẳn con đã có người bạn có thể chưa được gọi là thân nhưng là người bạn mà con hay chơi cùng nhất ở lớp. Trên thực tế thì những bé 2 tuổi có khả năng nhớ tên và chơi cùng với một số bạn trong lớp của mình.

Con trai mình khi đi lớp được khoảng hơn 1 tháng là có thể kể khá rành rọt ở lớp có bạn Mit, bạn Hà Anh, bạn Hiền, bạn Thuỳ Linh… Và thường xuyên kể chuyện về các bạn cho mẹ nghe.

Các mẹ nên tìm hiểu xem, ở lớp con quý bạn nào nhất, con thích chơi với bạn nào nhất để những khi con không muốn đi học mẹ có thể dùng đến “chiêu” này: Mẹ nói với con rằng, nếu hôm nay con không đi lớp, vắng con bạn Mít (chẳng hạn) sẽ buồn đó.

Thực sự thì “chiêu” này không chỉ hiệu quả đối với mình mà còn tỏ ra khá hiệu quả đối với một số mẹ khác. Các con sau khi nghe thấy mẹ nói vậy thường hăng hái và tích cực hẳn lên trong việc đến trường.

Chia sẻ kinh nghiệm để bé ngoan khi đi nhà trẻ 3
Nhưng dần dần Kit cũng quen với trường lớp và các bạn, cu cậu bỗng thích đi học hơn.

Con không đi học, vậy con ở nhà một mình nhé!

Bạn cũng có thể nói với con rằng: Bây giờ, bố và mẹ phải đi làm, nếu con không muốn đến trường vậy thì được rồi, con ở nhà một mình nhé! Bé có thể sẽ gật “cái rụp”, nhưng sau cái gật ấy khi thấy bố mẹ bước đi bé sẽ hiểu chuyện và ngoan ngoãn leo lên xe để đến trường.

Tuy nhiên, không hẳn là bé nào cũng chịu khó hợp tác như vậy. Trong trường hợp bé bướng bỉnh hơn thì tuyệt đối bạn cũng không nên la mắng hay quát nạt con vì điều này chỉ như “đổ dầu vào lửa”. Nó không những làm cho bé thôi khóc mà còn khiến bé trở nên lì lợm và có tâm lý chống đối hơn.

Trò chuyện và kể chuyện cho con nghe trước khi đi ngủ

Buổi tối, trước khi đi ngủ, mẹ hãy dành ra một khoảng thời gian để hai mẹ con cùng trò chuyện với nhau. Hãy hỏi: Hôm nay con đi học có vui không? Hỏi con về các bạn, về cô giáo, về các hoạt động mà con làm trong ngày ở lớp.
Nếu bé không trả lời được cũng đừng vội buồn hay nản mà hãy xem đó là một cách để hai mẹ con tâm sự, trò chuyện giúp con đến gần hơn với trường học. Hãy cùng với con hát những bài hát về trường, về cô giáo… Mua cho con những cuốn chuyện có chủ đề xoay quanh những nội dung trên.

Mục đích là tạo ra niềm vui, sự gần gũi, hứng thú cho con đối với việc đi học. Đây là một biện pháp đòi hỏi bạn phải kiên trì thực hiện từng chút một. Sau một khoảng thời gian mới thấy được kết quả.

Chia sẻ kinh nghiệm để bé ngoan khi đi nhà trẻ 4
Những ngày đầu con đi nhà trẻ cha mẹ nên đón con sớm hơn bình thường. (Ảnh minh họa)

Xem xét lại thật kỹ về cô giáo, trường học

Ngày nay, có hơn một sự lựa chọn nếu không muốn nói là rất nhiều cho các mẹ về việc chọn trường cho con. Nếu bạn đã xem xét kỹ lưỡng về giáo viên, về điều kiện trường lớp, cùng với việc áp dụng rất nhiều cách khác nhau mà con bạn vẫn không ngoan khi đi học thì hãy suy nghĩ thêm về trường học, giáo viên của con nhé.

Hãy nhờ cô quan tâm đến con nhiều hơn một chút, cùng trao đổi trực tiếp và thẳng thắn với cô về những vấn đề liên quan để tìm ra phương pháp tốt nhất giúp con hoà nhập tốt.

Trên thực tế, có nhiều bà mẹ cho rằng: Con họ ngoan hơn hẳn và không còn khóc nữa khi được chuyển sang trường khác. Tuy nhiên, nếu có chuyển trường cho con bạn cũng nên làm thật kỹ khâu làm quen ban đầu của con với trường lớp và cô giáo.

Các chuyên gia khuyên rằng: Cha mẹ cần làm thật kỹ khâu chuẩn bị bằng cách trước khi đi học nên cho con đến lớp chơi trước để bé làm quen dần với cô, các bạn và không khí trường học. Những ngày đầu khi đi học, cha mẹ nên đến lớp cùng với con, đón con sớm hơn trước khi cho con học bán trú.

Kết

Phải xa vòng tay của những người thân yêu để đến một môi trường hoàn toàn mới, chuyện bé hụt hẫng, lo lắng thậm chí sợ hãi là điều khó tránh khỏi. Hãy thật kiên nhẫn, luôn ở bên động viên, khuyến khích với tất cả tình yêu thương và sự thông thái của bạn. Con chắc chắn sẽ nhận ra: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Cần bao nhiêu tiền để mở trường mầm non?

Ngay cạnh nhà tôi có hai khu đô thị đang xây dựng, dự kiến đầu năm sau sẽ hoàn thiện. Do là ngoại thành nên khu vực này rất ít trường mầm non tư thục, vì vậy tôi đang muốn đầu tư để mở trường tại đây. (Thu Hồng, Hà Nội).
Tôi làm biên tập viên cho một nhà xuất bản gần 10 năm. Lúc này, đang muốn nghỉ việc để kinh doanh. Do không muốn thuê người quản lý nên tôi đang tranh thủ để theo học một lớp trung cấp quản lý giáo dục tại Đại học Sư phạm mẫu giáo trung ương.
Tôi đang có khoảng 200 triệu đồng vốn. Ngoài ra, sau khi bàn bạc ý tưởng, tôi cũng được người thân, họ hàng đồng tình và hứa cho vay thêm với lãi suất thấp hơn ngân hàng. Là lĩnh vực hoàn toàn mới nên tôi chưa rõ đầu tư bao nhiêu là đủ cho một trường mầm non tư thục? Nhờ độc giả tư vấn giúp.

Với "máu" kinh doanh được kế thừa từ bố mẹ, tôi quyết định thực hiện mơ ước từ nhỏ của mình và tôi đã thành công.

Tôi chắc rằng không ít chị em ở đây cũng có cùng mơ ước giống như tôi. Tuy nhiên, có thể do băn khoăn, không biết bắt đầu từ đâu mà nhiều chị em chưa thực hiện được mơ ước của mình.
Với một chút thành công trong lĩnh vực này, tôi muốn được chia sẻ với chị em về những lưu ý vô cùng quan trọng khi mở nhà trẻ tư thục như sau: 
Nhung luu y chi em can nho khi mo nha tre tu thuc
1. Xin giấy phép 
Để mở trường mầm non tư thục, bạn cần đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân (hoặc công ty với ngành nghề "Giáo dục mầm non"). Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn liên hệ trực tiếp phòng giáo dục quận huyện nơi dự định đặt địa điểm hoạt động để được hướng dẫn thủ tục cấp phép hoạt động. Hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm: 
- Đơn đề nghị thành lập trường
- Đề án tổ chức và hoạt động thành lập trường
- Tờ trình về đề án thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động
- Luận chứng khả thi (theo quy định tại Điều 8 - Điều lệ trường mầm non)
- Quy chế tổ chức hoạt động của nhà trườnag
-.Ý kiến của Phòng Giáo dục về kết quả thẩm định và cho phép thành lập trường.
- Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về việc thuê nhà đất CSVC (nếu thuê nhà đất).
- Hồ sơ nhân sự của Hiệu trưởng, Hiệu phó, Hội đồng quản trị, giáo viên, nhân viên gồm: đơn, lý lịch, giấy khám sức khoẻ, hộ khẩu phô tô, các văn bằng chứng chỉ... 
Truong mam non quan 3
Đề án thành lập trường phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương. Đề án này xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ.  
Nhung luu y chi em can nho khi mo nha tre tu thuc
2. Chuẩn bị mặt bằng, cơ sở vật chất 
Vấn đề thứ hai bạn cần quan tâm là mặt bằng, nơi đặt cơ sở trường. Trường nên được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường, lớp.
Khuôn viên của trường phải có tường bao ngăn cách với bên ngoài, có cổng bảo đảm an toàn cho trẻ em. Phòng sinh hoạt chung có diện tích trung bình tối thiểu 1,5 m2 cho một trẻ. Phòng ngủ có diện tích trung bình tối thiểu 1,2 m2 cho một trẻ. Phòng vệ sinh có diện tích trung bình tối thiểu 0,4 m2 cho một trẻ... 
Riêng phòng học cần thông thoáng, có cửa sổ, trong lớp cần có đồ chơi cho trẻ hoạt động, tránh tình trạng quấy khóc, đánh nhau... Trường phải có bếp riêng và đặt xa lớp học.  
Nhung luu y chi em can nho khi mo nha tre tu thuc
3. Đội ngũ giáo viên, học sinh 
Người đứng đầu nhà trường: có bằng trung cấp, không quá 65 tuổi, có chứng chỉ bồi dưỡng mầm non ít nhất 30 ngày hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý. 
Hiệu trưởng trường cũng không quá 65 tuổi, có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên, có chứng chỉ hoàn thành chường trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục. 
Để trường có uy tín và nhận được sự tin tưởng của phụ huynh học sinh, bạn chỉ nên tuyển những giáo viên và nhân viên phải có phẩm chất, đạo đức tốt, thương yêu và tôn trọng trẻ em, sức khoẻ tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm...  
nha tre quan 3
Bạn cũng không nên quá ham hố mà nhận quá nhiều học sinh. Số học sinh phải bao gồm 3 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em (nhưng không quá 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo).
Số lượng giáo viên cũng phải cân đối với số trẻ để tránh tình trạng một cô phải trông quá nhiều trẻ dẫn đến không quản lý và xử lý hết được các tình huống. Trung bình 10-15 HS mẫu giáo/giáo viên; 6-7 trẻ 13-18 tháng/giáo viên; 8-9 trẻ 19-24 tháng/giáo viên; 10-12 HS 25-36 tháng/giáo viên; 4-5 trẻ dưới 12 tháng/giáo viên. 
4. Cơ chế đào tạo (dạy và học) 
Cho dù là trường mầm non tư thục thì chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ cũng vẫn phải theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Ngoài ra, tùy kinh nghiệm, sự sáng tạo của các cô giáo trong trường mà nhà trường có thêm nhiều cách giảng dạy, chăm sóc trẻ, miễn là theo định hướng phát triển tốt. Các trường mầm non tư thục thường sẽ phải chịu sự giám sát, quản lý của trường mầm non công lập trong địa phương, bởi vậy, nếu có thể, hãy hợp tác với các trường công lập để tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kiến thức, kỹ năng giảng dạy giữa các trường để các cô giáo có thêm kinh nghiệm.  Không phải vô cớ mà các cơ sở giáo dục mầm non tư thục được mở ra ngày càng nhiều. Một phần vì nó đáp ứng được nhu cầu của người dân, phần khác quan trọng hơn vì đó cũng là một dạng kinh doanh siêu lợi nhuận.
Trường mầm non tư thục: Lãi nhiều, lương vẫn bấp bênh
(ANTĐ) - Không phải vô cớ mà các cơ sở giáo dục mầm non tư thục được mở ra ngày càng nhiều. Một phần vì nó đáp ứng được nhu cầu của người dân, phần khác quan trọng hơn vì đó cũng là một dạng kinh doanh siêu lợi nhuận.
Những tưởng thu nhập của người làm công cũng vì thế mà tăng, ít nhất là lo đủ cuộc sống, nhưng sự thật thì không hẳn thế...?!
“Người kinh doanh” thu bộn tiền
truong mam non quoc te quan 3
Một trường mầm non thuộc dạng trung bình ở Hà Nội hiện nay, mức học phí và tiền ăn khoảng trên một triệu đồng/cháu/tháng. Đây cũng là mức học phí khá phổ biến hiện nay ở nhiều trường tư thục trong thành phố. Nhưng cũng phải nói rằng, với mức đóng 400.000-500.000đồng/tháng thì trường lớp, cơ sở hạ tầng lớp học thiếu thốn đủ thứ, chật chội, thiếu không gian. Còn với mức đóng trên 1 triệu đồng/tháng thì tạm chấp nhận được. Thế nên nhiều gia đình hiện nay chọn mức đóng góp trên 1 triệu đồng/tháng cho con em mình đi học khá nhiều.
Làm một phép tính đơn giản, với một lớp 20 cháu thì mỗi tháng doanh thu từ 1 lớp cũng trên dưới 20 triệu đồng, trong khi đó chi phí mà nhà trường phải trả thường chỉ bao gồm tiền ăn hàng ngày, tiền giáo viên, và tiền thuê địa điểm. Với mỗi lớp thu lãi như vậy mà trung bình một trường mầm non tính ít cũng có 4 đến 5 lớp, có nhiều trường mở đến 4, 5 cơ sở kinh doanh mầm non, số tiền thu về hàng tháng không hề nhỏ.
Đó mới chỉ là tính các khoản thu chính, còn các khoản thu khác như tiền xây dựng trường đầu năm, tiền học phẩm hàng tháng, tiền nước tinh khiết, các khoản tiền thu lặt vặt… đều hoàn toàn do các phụ huynh bỏ ra. Cứ mỗi khoản thu, nhà trường lại “lời” ra thêm được một chút. Thế nên nhiều trường hiện nay nghĩ ra rất nhiều khoản thu.
Giáo viên - Mệt bở hơi tai, lương vẫn thấp
Để ổn định lớp, các giáo viên hết sức vất vả (Ảnh minh họa)

Cũng như nhiều ngành nghề khác, giáo viên mầm non cũng khó xin được việc làm. Với tình hình hiện nay, nhiều trường mầm non tư thục được mở ra, phần nào cũng giải quyết được công ăn việc làm cho họ. Thế nhưng, trong khi các trường mầm non thu được nhiều lãi thì thu nhập của các giáo viên vẫn còn khá bèo bọt.
Qua  trao đổi và tìm hiểu với một số giáo viên ở các trường mầm non, hầu như một ngày làm việc của họ diễn ra rất bận rộn nếu như không muốn nói là bị “quay như chong chóng”. Chỉ một buổi sáng từ 6h30 đến 9h30 giáo viên phải làm đủ thứ việc từ: làm vệ sinh phòng học để đón trẻ, hoạt động cùng cháu (tập thể dục hoặc kể chuyện), rồi kiêm 2 việc cùng lúc như vừa quản các cháu, vừa chuẩn bị bàn ăn, cho cháu làm thao tác vệ sinh, chia thức ăn, cho cháu ngồi vào bàn ăn. Sau đó là trông cho các cháu chơi, dạy học và chuẩn bị bữa ăn trưa.
Buổi chiều cũng vậy khi từ 12h - 16h45, các cô  phải làm rất nhiều việc như cho trẻ ăn, sắp xếp chiếu, gối cho trẻ ngủ, ăn cơm trưa, rồi dạy các bé học và cuối cùng là dọn dẹp lớp học.
Đó là thời gian biểu của giáo viên mầm non ở tất cả các trường. Nhưng ở các trường tư thục, nhiều giáo viên còn vất vả hơn vì phải chịu sự quản lý trực tiếp của người phụ trách trường mầm non và với tâm lý cạnh tranh phải lấy lòng phụ huynh nhằm thu hút trẻ đến trường. Có nhiều trường giảm bớt chi phí chỉ thuê một cô dạy chính, còn một cô phụ chỉ đến bữa ăn mới đến, nên giáo viên dạy chính rất vất vả.
Qua lời kể của một số giáo viên dạy trường mầm non tư thục, thường thì mỗi tháng họ chỉ nhận được một khoản lương từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng, ngoài ra không hề có một khoản thu nhập nào thêm.
Việc mở các trường mầm non tư thục để kiếm lời cũng không có gì đáng phản đối nếu các trường mầm non tư thục đó có chất lượng và theo đúng pháp luật. Nhưng thiết nghĩ, nếu trường mầm non đó thu được “đáng kể” thì cũng nên trả lương cho các giáo viên một cách thỏa đáng để họ sống được từ đồng lương và có thể dồn hết tâm sức với nghề.