Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Cần bao nhiêu tiền để mở trường mầm non?

Ngay cạnh nhà tôi có hai khu đô thị đang xây dựng, dự kiến đầu năm sau sẽ hoàn thiện. Do là ngoại thành nên khu vực này rất ít trường mầm non tư thục, vì vậy tôi đang muốn đầu tư để mở trường tại đây. (Thu Hồng, Hà Nội).
Tôi làm biên tập viên cho một nhà xuất bản gần 10 năm. Lúc này, đang muốn nghỉ việc để kinh doanh. Do không muốn thuê người quản lý nên tôi đang tranh thủ để theo học một lớp trung cấp quản lý giáo dục tại Đại học Sư phạm mẫu giáo trung ương.
Tôi đang có khoảng 200 triệu đồng vốn. Ngoài ra, sau khi bàn bạc ý tưởng, tôi cũng được người thân, họ hàng đồng tình và hứa cho vay thêm với lãi suất thấp hơn ngân hàng. Là lĩnh vực hoàn toàn mới nên tôi chưa rõ đầu tư bao nhiêu là đủ cho một trường mầm non tư thục? Nhờ độc giả tư vấn giúp.

Với "máu" kinh doanh được kế thừa từ bố mẹ, tôi quyết định thực hiện mơ ước từ nhỏ của mình và tôi đã thành công.

Tôi chắc rằng không ít chị em ở đây cũng có cùng mơ ước giống như tôi. Tuy nhiên, có thể do băn khoăn, không biết bắt đầu từ đâu mà nhiều chị em chưa thực hiện được mơ ước của mình.
Với một chút thành công trong lĩnh vực này, tôi muốn được chia sẻ với chị em về những lưu ý vô cùng quan trọng khi mở nhà trẻ tư thục như sau: 
Nhung luu y chi em can nho khi mo nha tre tu thuc
1. Xin giấy phép 
Để mở trường mầm non tư thục, bạn cần đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân (hoặc công ty với ngành nghề "Giáo dục mầm non"). Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn liên hệ trực tiếp phòng giáo dục quận huyện nơi dự định đặt địa điểm hoạt động để được hướng dẫn thủ tục cấp phép hoạt động. Hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm: 
- Đơn đề nghị thành lập trường
- Đề án tổ chức và hoạt động thành lập trường
- Tờ trình về đề án thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động
- Luận chứng khả thi (theo quy định tại Điều 8 - Điều lệ trường mầm non)
- Quy chế tổ chức hoạt động của nhà trườnag
-.Ý kiến của Phòng Giáo dục về kết quả thẩm định và cho phép thành lập trường.
- Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về việc thuê nhà đất CSVC (nếu thuê nhà đất).
- Hồ sơ nhân sự của Hiệu trưởng, Hiệu phó, Hội đồng quản trị, giáo viên, nhân viên gồm: đơn, lý lịch, giấy khám sức khoẻ, hộ khẩu phô tô, các văn bằng chứng chỉ... 
Truong mam non quan 3
Đề án thành lập trường phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương. Đề án này xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ.  
Nhung luu y chi em can nho khi mo nha tre tu thuc
2. Chuẩn bị mặt bằng, cơ sở vật chất 
Vấn đề thứ hai bạn cần quan tâm là mặt bằng, nơi đặt cơ sở trường. Trường nên được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường, lớp.
Khuôn viên của trường phải có tường bao ngăn cách với bên ngoài, có cổng bảo đảm an toàn cho trẻ em. Phòng sinh hoạt chung có diện tích trung bình tối thiểu 1,5 m2 cho một trẻ. Phòng ngủ có diện tích trung bình tối thiểu 1,2 m2 cho một trẻ. Phòng vệ sinh có diện tích trung bình tối thiểu 0,4 m2 cho một trẻ... 
Riêng phòng học cần thông thoáng, có cửa sổ, trong lớp cần có đồ chơi cho trẻ hoạt động, tránh tình trạng quấy khóc, đánh nhau... Trường phải có bếp riêng và đặt xa lớp học.  
Nhung luu y chi em can nho khi mo nha tre tu thuc
3. Đội ngũ giáo viên, học sinh 
Người đứng đầu nhà trường: có bằng trung cấp, không quá 65 tuổi, có chứng chỉ bồi dưỡng mầm non ít nhất 30 ngày hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý. 
Hiệu trưởng trường cũng không quá 65 tuổi, có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên, có chứng chỉ hoàn thành chường trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục. 
Để trường có uy tín và nhận được sự tin tưởng của phụ huynh học sinh, bạn chỉ nên tuyển những giáo viên và nhân viên phải có phẩm chất, đạo đức tốt, thương yêu và tôn trọng trẻ em, sức khoẻ tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm...  
nha tre quan 3
Bạn cũng không nên quá ham hố mà nhận quá nhiều học sinh. Số học sinh phải bao gồm 3 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em (nhưng không quá 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo).
Số lượng giáo viên cũng phải cân đối với số trẻ để tránh tình trạng một cô phải trông quá nhiều trẻ dẫn đến không quản lý và xử lý hết được các tình huống. Trung bình 10-15 HS mẫu giáo/giáo viên; 6-7 trẻ 13-18 tháng/giáo viên; 8-9 trẻ 19-24 tháng/giáo viên; 10-12 HS 25-36 tháng/giáo viên; 4-5 trẻ dưới 12 tháng/giáo viên. 
4. Cơ chế đào tạo (dạy và học) 
Cho dù là trường mầm non tư thục thì chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ cũng vẫn phải theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Ngoài ra, tùy kinh nghiệm, sự sáng tạo của các cô giáo trong trường mà nhà trường có thêm nhiều cách giảng dạy, chăm sóc trẻ, miễn là theo định hướng phát triển tốt. Các trường mầm non tư thục thường sẽ phải chịu sự giám sát, quản lý của trường mầm non công lập trong địa phương, bởi vậy, nếu có thể, hãy hợp tác với các trường công lập để tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kiến thức, kỹ năng giảng dạy giữa các trường để các cô giáo có thêm kinh nghiệm.  Không phải vô cớ mà các cơ sở giáo dục mầm non tư thục được mở ra ngày càng nhiều. Một phần vì nó đáp ứng được nhu cầu của người dân, phần khác quan trọng hơn vì đó cũng là một dạng kinh doanh siêu lợi nhuận.
Trường mầm non tư thục: Lãi nhiều, lương vẫn bấp bênh
(ANTĐ) - Không phải vô cớ mà các cơ sở giáo dục mầm non tư thục được mở ra ngày càng nhiều. Một phần vì nó đáp ứng được nhu cầu của người dân, phần khác quan trọng hơn vì đó cũng là một dạng kinh doanh siêu lợi nhuận.
Những tưởng thu nhập của người làm công cũng vì thế mà tăng, ít nhất là lo đủ cuộc sống, nhưng sự thật thì không hẳn thế...?!
“Người kinh doanh” thu bộn tiền
truong mam non quoc te quan 3
Một trường mầm non thuộc dạng trung bình ở Hà Nội hiện nay, mức học phí và tiền ăn khoảng trên một triệu đồng/cháu/tháng. Đây cũng là mức học phí khá phổ biến hiện nay ở nhiều trường tư thục trong thành phố. Nhưng cũng phải nói rằng, với mức đóng 400.000-500.000đồng/tháng thì trường lớp, cơ sở hạ tầng lớp học thiếu thốn đủ thứ, chật chội, thiếu không gian. Còn với mức đóng trên 1 triệu đồng/tháng thì tạm chấp nhận được. Thế nên nhiều gia đình hiện nay chọn mức đóng góp trên 1 triệu đồng/tháng cho con em mình đi học khá nhiều.
Làm một phép tính đơn giản, với một lớp 20 cháu thì mỗi tháng doanh thu từ 1 lớp cũng trên dưới 20 triệu đồng, trong khi đó chi phí mà nhà trường phải trả thường chỉ bao gồm tiền ăn hàng ngày, tiền giáo viên, và tiền thuê địa điểm. Với mỗi lớp thu lãi như vậy mà trung bình một trường mầm non tính ít cũng có 4 đến 5 lớp, có nhiều trường mở đến 4, 5 cơ sở kinh doanh mầm non, số tiền thu về hàng tháng không hề nhỏ.
Đó mới chỉ là tính các khoản thu chính, còn các khoản thu khác như tiền xây dựng trường đầu năm, tiền học phẩm hàng tháng, tiền nước tinh khiết, các khoản tiền thu lặt vặt… đều hoàn toàn do các phụ huynh bỏ ra. Cứ mỗi khoản thu, nhà trường lại “lời” ra thêm được một chút. Thế nên nhiều trường hiện nay nghĩ ra rất nhiều khoản thu.
Giáo viên - Mệt bở hơi tai, lương vẫn thấp
Để ổn định lớp, các giáo viên hết sức vất vả (Ảnh minh họa)

Cũng như nhiều ngành nghề khác, giáo viên mầm non cũng khó xin được việc làm. Với tình hình hiện nay, nhiều trường mầm non tư thục được mở ra, phần nào cũng giải quyết được công ăn việc làm cho họ. Thế nhưng, trong khi các trường mầm non thu được nhiều lãi thì thu nhập của các giáo viên vẫn còn khá bèo bọt.
Qua  trao đổi và tìm hiểu với một số giáo viên ở các trường mầm non, hầu như một ngày làm việc của họ diễn ra rất bận rộn nếu như không muốn nói là bị “quay như chong chóng”. Chỉ một buổi sáng từ 6h30 đến 9h30 giáo viên phải làm đủ thứ việc từ: làm vệ sinh phòng học để đón trẻ, hoạt động cùng cháu (tập thể dục hoặc kể chuyện), rồi kiêm 2 việc cùng lúc như vừa quản các cháu, vừa chuẩn bị bàn ăn, cho cháu làm thao tác vệ sinh, chia thức ăn, cho cháu ngồi vào bàn ăn. Sau đó là trông cho các cháu chơi, dạy học và chuẩn bị bữa ăn trưa.
Buổi chiều cũng vậy khi từ 12h - 16h45, các cô  phải làm rất nhiều việc như cho trẻ ăn, sắp xếp chiếu, gối cho trẻ ngủ, ăn cơm trưa, rồi dạy các bé học và cuối cùng là dọn dẹp lớp học.
Đó là thời gian biểu của giáo viên mầm non ở tất cả các trường. Nhưng ở các trường tư thục, nhiều giáo viên còn vất vả hơn vì phải chịu sự quản lý trực tiếp của người phụ trách trường mầm non và với tâm lý cạnh tranh phải lấy lòng phụ huynh nhằm thu hút trẻ đến trường. Có nhiều trường giảm bớt chi phí chỉ thuê một cô dạy chính, còn một cô phụ chỉ đến bữa ăn mới đến, nên giáo viên dạy chính rất vất vả.
Qua lời kể của một số giáo viên dạy trường mầm non tư thục, thường thì mỗi tháng họ chỉ nhận được một khoản lương từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng, ngoài ra không hề có một khoản thu nhập nào thêm.
Việc mở các trường mầm non tư thục để kiếm lời cũng không có gì đáng phản đối nếu các trường mầm non tư thục đó có chất lượng và theo đúng pháp luật. Nhưng thiết nghĩ, nếu trường mầm non đó thu được “đáng kể” thì cũng nên trả lương cho các giáo viên một cách thỏa đáng để họ sống được từ đồng lương và có thể dồn hết tâm sức với nghề.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét